✅ HighMark Security gửi mẫu
dự toán lắp đặt camera quan sát, hệ thống an ninh như báo động chống
trộm, hệ thống mạng, tổng đài điện thoại, nhà thông minh… ✅
cho Quý vị tham khảo để thống nhất trước khi tiến hành lắp đặt hệ thống
an ninh, hợp đồng này chỉ mang tính chất tham khảo, chi tiết điều chỉnh
được hai bên cùng thương lượng trong quá trình làm việc dựa trên yêu
cầu và khối lượng công việc thực tế theo nhu cầu và dự án.
✅ Tư vấn lắp đặt camera quan sát
☎ 0236-3-690-089 ☎ 0935-690-089
Mẫu dự toán lắp đặt camera quan sát, hệ thống an ninh
Khách hàng khi muốn lắp đặt một hệ thống camera thường hỏi “Camera này giá bao nhiêu?” mà không hình dung được hết các chi phí phải có cho một hệ thống Camera. Để giúp khách hàng dự toán được khoản chi phí phải đầu tư, HighMark Security sẽ liệt kê các chi phí thường có, qua đó hỗ trợ quá trình ra quyết định của khách hàng.
Cập nhật bảng giá lắp đặt camera Đà Nẵng mới nhất
Chi phí một hệ thống camera an ninh thường bao gồm:
Thiết bị
- 1. Camera: Chức năng: Quan sát, truyền hình ảnh về đầu ghi. Giá phụ thuộc vào chất lượng hình ảnh, độ phân giải và các tính năng của camera, hiện nay có 2 loại chính: IP (Camera mạng), HD (Analog độ phân giải cao).
- 2. Đầu ghi: Chức năng: Thu, xử lý, phát dữ liệu. Kết nối với màn hình để phát hình ảnh trực tiếp và kết nối với Modem để đưa hình ảnh lên mạng Internet, xem từ xa. Camera được ví như mắt con người, Đầu ghi được ví như bộ não xử lý hình ảnh và dữ liệu hay trái tim của cả hệ thống.
- Giá phụ thuộc vào loại đầu ghi: Dùng riêng cho camera HD, dùng riêng cho camera IP, dùng kết hợp camera IP và HD; với các đầu ghi có những chức năng nâng cao: độ nén hình ảnh tốt, hỗ trợ nhiều ổ cứng…vv thường giá sẽ cao hơn.
- Ghi chú: Với các camera mạng (hay thường gọi là Camera IP) có thể không cần dùng đầu ghi và ổ cứng (được thay bằng thẻ nhớ). Tùy theo những điều kiện có sẵn (mạng internet, wifi…vv) và nhu cầu (xem trên điện thoại, máy tính, màn hình…vv) để có lựa chọn phù hợp.
Phụ kiện:
- 3. Ổ cứng: Chức năng: Lưu dữ liệu để xem lại khi cần. Tùy theo nhu cầu muốn sao lưu hình ảnh trong thời gian bao nhiêu ngày và chất lượng hình ảnh mà chúng ta có thể xác định dung lượng ổ cứng cần thiết.
Khuyến cáo dùng loại ổ cứng chuyên dụng dành cho hệ thống Camera quan sát để đảm bảo chất lượng, hiệu quả cao, tránh trường hợp khi cần xem lại (làm bằng chứng) thì bị trục trặc mất dữ liệu. - 4. Nguồn Adaptor: Chức năng: Chuyển đổi nguồn 220VAC sang 12 VDC (hay 24VAC) cung cấp nguồn điện nuôi camera. Có thể dùng nguồn riêng cho từng camera hay 1 nguồn tổng cho toàn bộ camera.
Nguồn điện cần ổn định để Camera đảm bảo hoạt động ở trạng thái tốt, ổn định và bền. - 5. Switch (loại thường, loại cấp nguồn POE hay loại có cổng Gigabite): Chức năng: Thường dùng trong hệ thống Camera IP để kết nối, truyền dẫn và cấp nguồn (với camera hỗ trợ cấp nguồn qua dây mạng) cho Camera IP, đầu ghi và modem. Tùy theo yêu cầu hay giải pháp, có thể chọn loại Switch phù hợp.
- 6. Các phụ kiện khác: Chân đế camera, bộ chuyển đổi cáp đồng trục sang cáp xoắn, bộ chống sét cho camera và đầu ghi tùy theo yêu cầu của hệ thống và giải pháp mà cần hay không cần sử dụng. Thường với nhu cầu của cửa hàng, gia đình, văn phòng công ty, hay những diện tích nhỏ thì không cần sử dụng.
Vật tư và Nhân công thi công:
- 7. Dây cáp đồng trục (đối với hệ thống camera HD): Chức năng: Truyền dẫn tín hiệu từ camera tới đầu ghi. Để đảm bảo chất lượng truyền dẫn hình ảnh và độ bền sử dụng, nên sử dụng loại dây cáp đồng nguyên chất, có nhiều sợi chống nhiễu và dầu để đề phòng ẩm, mốc, chuột phá hoại…vv.
- 8. Giắc nối BNC (đối với hệ thống camera HD): Chức năng: Bộ phận đấu nối dây cáp đồng trục với dây tín hiệu Camera và đầu vào của đầu ghi. Mô hình: Camera – BNC – Dây cáp đồng trục – BNC – Đầu ghi. Giắc BNC loại tốt, lõi đồng nguyên chất sẽ giúp chất lượng hình ảnh tốt nhất.
- 9. Dây cáp mạng (đối với camera mạng/IP và đầu ghi): Chức năng: Truyền dẫn tín hiệu từ camera tới đầu ghi, bộ chia switch và modem, và kết nối đầu ghi tới modem để truyền hình ảnh dữ liệu lên mạng internet. Để đảm bảo chất lượng truyền dẫn và độ bền, nên sử dụng loại dây cáp đồng nguyên chất.
- 10. Dây HDMI (VGA hay cáp đồng trục đấu nối AV tùy hệ thống): Chức năng: Truyền dẫn hình ảnh xử lý từ đầu ghi tới màn hình quan sát. Trong điều kiện tốt nhất, nên sử dụng dây HDMI (khoảng cách tối đa nên nhỏ hơn 15m) để cho hình ảnh chất lượng tốt nhất.
11. Dây điện: Chức năng: nối dài nguồn Adaptor cấp điện cho Camera, vì độ dài dây Adaptor có giới hạn trong khi tùy theo địa hình thi công mà ổ điện ở vị trí khác nhau nên cần phải nối dài dây. - 12. Các vật tư phụ giúp bảo vệ, đảm bảo thẩm mỹ (nên dùng hoặc có thể không dùng): Gien hộp ốp tường đi trong nhà, Gien ruột gà đi ngoài trời bảo vệ dây nguồn và dây cáp; Hộp tự chống cháy bảo vệ đầu đấu nối dây nguồn và dây cáp của Camera chống nước mưa hay các tác nhân bên ngoài gây hư hỏng.
- 13. Các vật tư phụ khác: Vít, nở, băng dính điện…vv thường được tính gộp và là khoản rất nhỏ.
- 14. Phí dịch vụ bao gồm: Phí thiết kế (nếu có), nhân công thi công lắp đặt, hướng dẫn sử dụng, cài đặt…vv. Tùy theo địa hình, yêu cầu kỹ thuật và khoảng cách địa lý lắp đặt…vv mà chi phí này sẽ được tính cho phù hợp nhất.
Kết luận
Như vậy về cơ bản khi lắp đặt một hệ thống camera cần quan tâm tới các loại chi phí sau (màn hình có thể tự trang bị: Tivi, màn máy tính…vv, kích thước tùy theo nhu cầu và khoảng cách quan sát):- 1. Camera
- 2. Đầu ghi.
- 3. Ổ cứng.
- 4. Nguồn Adaptor.
- 5. Switch và các phụ kiện cho camera, đầu ghi khác (tùy hệ thống yêu cầu).
- 6. Dây cáp đồng trục (với hệ thống camera HD)
- 7. Giắc nối BNC/hạt mạng đấu nối.
- 8. Dây cáp mạng.
- 9. Dây HDMI/VGA/AV.
- 10. Dây điện.
- 11. Các vật tư phụ giúp bảo vệ, đảm bảo thẩm mỹ dây cáp và đầu nối (tùy chọn).
- 12. Chi phí dịch vụ/nhân công.
Nhận xét
Đăng nhận xét